Nguy Cơ Nhiễm Trùng Uốn Ván – Khi Ngã Bị Thương Ở Chân Tay – Bạn Nên Biết

Đánh giá

Ngã Bị Thương Ở Chân Tay – Nguy Cơ Nhiễm Trùng Uốn Ván – Bạn Nên Biết để

sử lí kịp thời cho bản thân, cho thành viên trong gia đình đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cùng Kiến Thức New tìm hiểu về vấn đề trên nhé!

Nguy Cơ Nhiễm Trùng Uốn Ván

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, nhất là lứa tuổi học sinh đều thích vận động khi ở trường học hoặc ở nhà.

Nên đôi khi không tránh được tai những tai nạn nhỏ không mong muốn như:

ngã gãy chân, gãy tay, bong gân, trẹo chân tay hoặc bị trầy xước…Khi chân tay trẻ bị trầy xước, chúng ta

không nên coi nhẹ, bởi đôi khi vết thương nhỏ như vậy cũng có thể gây chết người do nhiễm trùng uốn ván.

Vì vậy chúng ta cần nắm rõ cách sử lí và hướng dẫn cho trẻ để trẻ có thể chủ động hơn

trong việc tự bảo vệ và chăm sóc bản thân.

Nguy Cơ Nhiễm Trùng Uốn Ván

Trùng uốn ván là gì?

-Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính

do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani phát triển tại vết thương gây ra.

Thông thường trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm đất bẩn,

bụi đường, phân người hoặc súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ…

Một số trường hợp phẫu thuật hay nạo phá thai trong điều kiện trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh

cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Trẻ em sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh, gọi là uốn ván sơ sinh.

-Nhìn từ góc độ khác, uốn ván là một loại bệnh truyền nhiễm, trong điều kiện bình thường, vi khuẩn

xâm nhập cơ thể người qua da hoặc vết thương. Đồng thời do nó có thời gian ủ bệnh là 3-12 ngày

nên dễ khiến mọi người tưởng rằng vết thương đã thuyên giảm. Nhưng trong thời kì ủ bệnh,

vi khuẩn vẫn có thể di chuyển đến não bộ qua các dây thần kinh, đồng thời thải ra độc tố

khiến cho cơ thể người bị co giật và tê liệt.

Nguy Cơ Nhiễm Trùng Uốn Ván khi bị ngã
Xem thêm kĩ năng cho trẻ khi bị đuối nước

Một số kĩ năng cho trẻ nhỏ khi bị trầy xước tay chân

Xử lí chính xác vết thương: Đối với vết thương nhỏ, có thể dùng nước sạch hoặc xà phòng rửa sạch

bùn, bụi bẩn bên ngoài. Sau đó sát khuẩn bằng cồn y tế hoặc ôxi già, hay nước muối sinh lí…

tiếp theo phủ vết thương bằng vải sạch, thoáng rồi băng bó nhẹ nhàng.

Đối với những vết thương lớn: Trước tiên dùng vải sạch lau khô vết thương, sau đó phải nhanh chóng

đến cơ sở y tế để chữa trị và tiêm vắc-xin phòng uốn ván.

Không chỉ trẻ nhỏ người lớn cũng có khả năng mắc trùng uốn ván, do vậy nhất định phải đi tiêm chủng.

Nguy Cơ Nhiễm Trùng Uốn Ván cần biết

Lưu ý: Khi tay chân các bạn có vết thuơng không được tiếp xúc với chó mèo, động vật vì

rất có thể nhiễm trùng bệnh qua vết thương. Do vậy chúng ta tuyệt đối không để chỗ bị thương tiếp xúc với thú cưng.

Điều cần thiết là nên tiêm phòng vắc-xin để đề phòng bệnh.

Hãy cùng Kiến Thức New tìm hiểu thêm những điều bổ ích trong cuộc sống!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *