Khi Bị Đuối Nước – Kĩ Năng Trẻ Cần Biết – Bạn Nên Tham Khảo

Đánh giá

Khi Bị Đuối Nước – Kĩ Năng Trẻ Cần Biết Tránh Bạn Nên Tham Khảo. Mời bạn đọc cùng Kiến Thức New

tìm hiểu về một số kĩ năng cơ bản, để trang bị cho con em mình tự bảo vệ bản thân nhé!

Kiến thức cần biết

Hằng năm, xảy ra rất nhiều vụ tai nạn đuối nước của những bạn nhỏ đặc biệt là lứa tuổi học sinh.

Hậu quả thật thương tâm. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước như:

-Do sự chủ quan của người lớn khi cho trẻ đi tắm biển, tắm bể bơi.

-Do trẻ tự ý rủ nhau đi tắm tại các ao hồ

-Do trẻ chơi gần các khu vực nước sâu…

-Một phần cũng là do trẻ chưa được học những kĩ năng sử lí những tình huống nguy hiểm

Vậy nên bạn hãy tìm hiểu và trang bị cho trẻ những kĩ năng cơ bản ngay hôm nay.

Khi Bị Đuối Nước

Kĩ năng cơ bản khi bị đuối nước

Nếu không may chúng ta bị ngã xuống nước thì phải làm thế nào nhỉ?

Bạn xem thêm: kiến thức cơ bản khi trẻ bị hóc dị vật

Điều cấp thiết là phải gọi ngay người lớn đến giúp.

Nếu một nhóm bạn cùng nhau đi chơi, mà một bạn không may bị ngã xuống nước thì cần chạy đi

gọi người đến giúp một cách nhanh nhất. Vì sức các bạn còn yếu, cho dù biết bơi nhưng

khi xuống nước cũng rất nguy hiểm.

Lưu ý: Người cứu tốt nhất nên mặc áo phao hoặc có phao bơi.

Tự bản thân ứng cứu khi bị đuối nước

Lúc ở dưới nước, đột nhiên các bạn bị chuột rút không thể cử động, phải làm thế nào

mới có thể thoát nạn an toàn?

-Điều cần chú ý là không được hoảng loạn, phải thật bình tĩnh, nghĩa là dù có uống phải

vài ngụm nước cũng không được hoảng loạn.

-Thả lỏng bắp tay, đùi, giữ cơ thể ở tư thế nằm úp sấp, mặt quay xuống dưới.

-Không được khua tay hay vùng vẫy lung tung. Nếu không cơ thể sẽ chìm xuống nhanh hơn.

-Đồng thời cố gắng ngóc cổ khỏi mặt nước để thở, từ từ điều chỉnh nhịp thở, thả lỏng cơ thể,

lúc này sẽ giúp cho cơ thể nổi trên mặt nước.

-Đây là tư thế dễ thực hiện nhất, đồng thời cũng là tư thế giúp mình nổi trên mặt nước

trong khoảng thời gian lâu nhất.

-Đợi đến khi cơ thể ổn định có thể dùng tay kéo ngón chân cong gập về phía mạng sườn

để hoá giải sự co rút.

 kĩ năng Khi Bị Đuối Nước
ảnh minh hoạ

Thế nhưng, tư thế này chỉ phù hợp với những khu vực nước nông như trong hồ nước hoặc bể bơi mà thôi.

Nếu ở dưới biển sóng vỗ cuồn cuộn hay có những nơi nước chảy xiết thì không áp dụng được phương pháp trên.

Bởi vì dưới tác động của sóng biển và dòng chảy, việc hô hấp sẽ trở nên rất khó khăn.

Vậy nên phương pháp trên hoàn toàn vô tác dụng.

Nếu xảy ra sự cố trên biển phải làm như thế nào?

Cho dù ở đâu bạn cũng cố gắng thả lỏng cơ thể. Đồng thời, phải áp dụng tư thế nằm ngửa,

như vậy cơ thể từ từ nổi trên mặt nước mà không thể bị chìm. Đặc biệt là thành phần muối trong nước biển

sẽ tạo ra lực đẩy để nâng các bạn lên khỏi mặt nước.

Nhờ vậy, kể cả không biết bơi bạn có thể áp dụng tư thế nằm ngửa để trôi trên mặt biển đợi người đến cứu.

Khi Bị Đuối Nước cần làm gì

Cách phòng tránh

Để tránh những sự cố không mong muốn như vậy, điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị đầy đủ trước khi xuống nước:

-Để tránh bị chuột rút, trước khi xuống nước cần phải hoạt động làm nóng cơ thể.

-Khi xuống nước cần phải nhúng chân xuống trước, sau khi cơ thể đã thích nghi với nhiệt độ nước

rồi mới từ từ cho toàn bộ cơ thể xuống nước.

-Tuyệt đối không nên nhảy xuống những nơi cấm bơi, những nơi có khu vục nước sâu, dòng xoáy nguy hiểm,..

-Cha mẹ cần lưu ý dặn dò và không cho trẻ tự do tắm ao, hồ khi không có sự quản lí của người lớn.

Bạn xem thêm: kĩ năng cơ bản cho trẻ khi xảy ra hoả hoạn

Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên đều hữu ích cho các bạn. Hãy cùng Kiến Thức New tìm hiểu nhũng điều thú vị

và bổ ích trong cuộc sống nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *