Khám Phá Trái Đất 2 – Những Mĩ Nhân Của Không Gian

Đánh giá

Khám Phá Trái Đất 2 – Những Mĩ Nhân Của Không Gian. Bạn có biết một Thiên Hà được tạo thành

bởi hàng triệu ngôi sao tập trung lại với nhau? Cùng Kiến Thức New tìm hiểu thêm nhé!

Khám Phá Trái Đất 2

Trong một Thiên Hà cỡ nhỏ, người ta cho rằng có khoảng 10 triệu ngôi sao. Còn trong một Thiên Hà

cỡ khổng lồ, con số đó lên tới 10.000 tỉ!

Dải Ngân Hà – Thiên Hà của chúng ta, được hình thành bởi 100 tỉ ngôi sao và trong số đó

Mặt Trời chỉ là ngôi sao hết sức bình thường, không có gì đặc biệt so với những ngôi sao khác.

Khám Phá Trái Đất 2
Xem thêm khám phá trái đất

Dải Ngân Hà có dạng đĩa dẹt với đường kính khoảng 90.000 năm ánh sáng. Chúng ta cần hiểu rõ thêm rằng

“năm ánh sáng” là đơn vị độ dài (giống như mét và ki lô mét). Một năm ánh sáng là quãng đường mà

ánh sáng đi được trong thời gian một năm, với tốc độ 300.000 km/giây!

Sao Thổ và các vành đai

Các vành đai của Sao Thổ được hình thành bởi hằng hà sa, số những mảnh đá và băng.

Chúng có thể nhỏ như một bông tuyết, nhưng cũng có khi lớn bằng cả toà nhà.

Khám Phá Trái Đất 2 Mĩ nhân không gian

Các nhà thiên văn học cho rằng, lí do những mảnh này không thể hợp lại với nhau để tạo thành vệ tinh của Sao Thổ

chính là vì lực hút quá lớn của hành tinh này lên chúng.

Mỗi vành đai mà chúng ta quan sát được qua kính thiên văn thực ra đều được tạo nên từ hàng ngàn vành đai nhỏ

di chuyển liên tục.

Khám Phá Trái Đất 2- mĩ nhân không gian

Một khối cầu khí

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, đường kính của nó gấp 11 lần đường kính của Trái Đất.

Nó chính là một khối khí khổng lồ với độ dày khoảng 20.000 km!

Một hành tinh lạnh

Ở những tầng mây bao quanh Mộc Tinh nhiệt độ vào khoảng âm 150°C! Trong khi đó nhiệt độ ở tâm của

Sao Mộc lên đến hàng ngàn °C! Đây cũng chính là hành tinh quay nhanh nhất trong hệ Mặt Trời.

Những đợt gió ghê gớm với sức mạnh còn kinh khủng hơn cả những cơn bão trên Trái Đất, xô đẩy các lớp khí quyển

khiến chúng luôn chuyển động ngược hướng nhau và tạo cho Sao Mộc vẻ ngoài liên tục thay đổi.

Điểm đặc trưng nhất của Sao Mộc chính là một đốm đỏ lớn với đường kính lớn gấp 2 lần đường kính trái đất.

Các nhà khoa học cho rằng đốm đỏ này thực chất là một cơn lốc khổng lồ đang xoáy với vận tốc 500km/giờ.

Nó có thể nuốt trọn đến 3 Trái Đất!

16 vệ tinh

Những vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc là: Io, Europa, Ganymede và Callisto, chủ yếu được tạo nên từ băng và đá.

Trên vệ tinh Io, những núi lửa phun trào phụt ra các cột khí cao tới 280km.

Hãy cùng Kiến Thức New theo dõi và khám phá về Trái Đất của chúng ta nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *